Lốp là một trong những bộ phận quan trọng trên ô tô và cần được chăm sóc, bảo dưỡng cũng như thay thế định kỳ sau một thời gian sử dụng. Tùy thuộc vào mỗi mẫu xe, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, lốp ô tô sẽ có những thay đổi về kỹ thuật sau khi sử dụng khoảng 40.000 – 50.000 km. Tuy nhiên, nếu phát hiện lốp bị rạn nứt ngay cả khi chưa mòn tới giới hạn nên tính đến phương án thay thế để đảm bảo an toàn.
Ngoài những trường hợp thay hết “dàn lốp” tức cả 4 lốp trên 4 bánh xe, hiện nay để tiết kiệm chi phí các chủ xe thường thay thế hai lốp và đảo lốp để sử dụng. Tuy nhiên, khi thay lốp ô tô nên ưu tiên lắp lốp mới trên bánh trước hay sau để đảm bảo an toàn là điều đang tạo ra khá nhiều sự tranh cãi (!?)
Thông thường, đa phần các chủ xe cũng như xưởng lốp thường ưu tiên thay cặp lốp mới trên hai bánh trước, bởi hai bánh trước có chức năng định hướng bên cạnh dẫn động (với các xe dẫn động cầu trước). Tuy nhiên, điều này lại được cho là sai lầm, bởi theo chuyên gia về lốp của Michelin Anh, khi thay lốp trước, cần đảo lốp sau lên phía trước và lắp cặp lốp mới vào phía sau, dù là xe dẫn động bánh trước, bánh sau hay dẫn động 4 bánh.
Vậy tại sao phải lắp cặp lốp tốt nhất ở phía sau, trong khi bánh trước đảm nhiệm việc đánh lái và phanh gấp? Tất cả nhằm đảm bảo sự ổn định cho xe khi vận hành. Lắp bộ lốp mới hoặc tình trạng tốt nhất ở bánh sau sẽ góp phần làm giảm tối đa nguy cơ trượt bánh khi lưu thông trên mặt đường trơn.
Vì sao lắp lốp mới ở bánh sau lại quan trọng như vậy? Theo ông Brian Porteous, chuyên gia của Michelin, khi xe đạt độ cân bằng giữa các bánh, lực phanh và độ bám đường sẽ tối ưu nhất. Lốp cũ được đưa lên phía trước vẫn đảm bảo khả năng phanh và độ bám đường, giúp người lái dễ dàng kiểm soát khi có hiện tượng trượt bánh. Trong khi đó, bánh sau giữ vai trò quyết định độ ổn định của xe trên mặt đường trơn và tránh các tình huống nguy hiểm.
Khi gặp sự cố về lốp, Quý khách hãy liên hệ Trung tâm dịch vụ Mazda Láng Hạ qua số Hotline: 0981.497.497 để được hỗ trợ xử lý